Tư vấn chiến lược Marketing là gì? Tổng quan các bước và triển khai

 

Marketing là một phần không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Thị trường đang ngày càng bùng nổ và cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ tư vấn chiến lược marketing toàn diện đang tăng cao. Và có lẽ, bạn cũng đang tự đặt ra những câu hỏi quan trọng như: Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing là gì? Dành cho ai? Khi nào thì chúng ta nên áp dụng?

Hãy cùng XHS khám phá những dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé! 

 

1. Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing là gì?

Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing là một loại dịch vụ được cung cấp bởi các công ty tiếp thị chuyên nghiệp, thường gọi là marketing agency. Với nhiệm vụ cung cấp giải pháp marketing chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Cụ thể, dịch vụ này bao gồm việc tư vấn chiến lược, định hướng thương hiệu cho những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp sẽ nhận được kế hoạch chi tiết về các hoạt động tiếp thị, bao gồm chiến lược và cách thực hiện trên các kênh tiếp thị khác nhau.

 

2. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing

Thông qua sử dụng dịch vụ tư vấn chiến lược marketing từ agency, bạn sẽ nhận được các lợi ích nhất định:

- Doanh nghiệp hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình nhằm tập trung đúng hướng tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn. Đồng thời, nắm rõ được vị trí thương hiệu trên thị trường cũng như tổng quan về ngành hàng kinh doanh, đối thủ cạnh tranh,…

- Tăng độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường. Đây là yếu tố quan trọng bởi hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu rất cao. Doanh nghiệp cần liên tục duy trì tần suất xuất hiện để khách hàng “ghi nhớ” thương hiệu.

- Gia tăng khách hàng, gia tăng chuyển đổi. Một chiến lược marketing hiệu quả không chỉ tạo ra độ phủ cho thương hiệu trên thị trường mà còn thu hút khách hàng, tạo chuyển đổi cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

- Tối ưu được thời gian và chi phí, tập trung nguồn lực vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

- Kiểm soát được các giai đoạn tăng trưởng chiếm lĩnh thị phần giúp doanh nghiệp định hướng sự phát triển thương hiệu, tăng trưởng khách hàng của mình trong những giai đoạn tiếp theo.

 

3. Dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing dành cho ai?

Thực tế, dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing là một sự lựa chọn tốt cho mọi doanh nghiệp. Trong đó có startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay thậm chí cả những tập đoàn lớn. Điều này có nghĩa, dù doanh nghiệp không có bộ phận Marketing, hay có team Marketing In-house nhưng vẫn còn hạn chế, thì dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing sẽ là lựa chọn đem lại lợi ích đáng kể.

Điển hình là những doanh nghiệp có tình trạng sau đây nên chọn dịch vụ tư vấn chiến lược marketing là một lựa chọn lý tưởng:
- Doanh nghiệp không có bộ phận marketing riêng hoặc bộ phận marketing có cơ cấu “mỏng”, không đầy đủ
- Đội ngũ marketing chuyên thực hiện các hoạt động marketing nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing tổng thể
- Các hoạt động truyền thông marketing trước đây không đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Doanh nghiệp chưa biết định hướng để đạt được mục tiêu doanh thu.
- Doanh nghiệp mới thành lập (startup)
- Doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, dịch vụ kinh doanh mới hoặc tái định vị thương hiệu,… cần triển khai chiến lược marketing


4. Lựa chọn dịch vụ tư vấn chiến lược marketing nào tốt và phù hợp?

Lựa chọn chiến lược tư vấn marketing phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý chiến lược tư vấn marketing phù hợp cho các loại doanh nghiệp cụ thể:

- Startup và doanh nghiệp vừa, nhỏ:

  • Thực hiện chiến lược digital marketing để tối ưu hóa chi phí và đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện tại.
  • Các hoạt động có thể bao gồm: SEO cho trang web, sử dụng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram, v.v.), tiếp thị hiệu suất trên các nền tảng mạng xã hội và trang web, tiếp thị liên kết, tiếp thị qua email, v.v.

- Các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm:

  • Thực hiện chiến lược marketing tổng thể.
  • Áp dụng mô hình O2O (Online-to-Offline) để kết hợp tiếp thị trực tuyến và offline.
  • Cân nhắc việc tái định hình thương hiệu (re-branding).
  • Sử dụng quảng cáo truyền hình (TVC/iTVC), sản xuất các video viral, và thực hiện các chiến dịch truyền thông báo chí, v.v.

- Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới:

  • Tập trung vào Social Marketing để tạo sự chú ý đối với sản phẩm mới.
  • Tổ chức họp báo để thông báo sản phẩm mới và tạo sự tò mò từ phía khách hàng.
  • Thực hiện các hoạt động truyền thông báo chí để tạo cơ hội xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính.
  • Lựa chọn chiến lược tư vấn marketing phù hợp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

 

5. Tư vấn chiến lược marketing cho doanh nghiệp bao gồm những giai đoạn nào?

Để đánh giá một dịch vụ tư vấn chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải thảo luận, trao đổi kỹ lưỡng với công ty cung cấp giải pháp (các agency) để thống nhất với nhau về kế hoạch marketing. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rõ:

- Thiết lập mục tiêu của chiến lược marketing:
Cần xác định mục tiêu cụ thể và đo lường được trong khoảng 6 đến 12 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, mục tiêu này cần phải thực tế và có khả năng đo lường kết quả. Thông thường một chiến dịch marketing thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào quy mô.
Mục tiêu này sẽ giúp chiến lược đi đúng hướng, từ việc lên kế hoạch cho từng giai đoạn đến chuẩn bị và thực hiện công việc. Đội ngũ marketing cần hiểu rõ mục tiêu này và làm việc hướng đến mục tiêu chung để đảm bảo sự phù hợp và đồng thuận trong công việc.

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng doanh nghiệp:
Đánh giá tình hình hiện tại: Đối với doanh nghiệp đã thực hiện marketing trước đây mà không đạt được kết quả mong muốn, cần tiến hành một cuộc đánh giá chi tiết về các hoạt động marketing đã triển khai. Điều này bao gồm cả các hoạt động trực tuyến và ngoại trừ mạng, cách thức bán hàng, cách tiếp cận khách hàng, trang web, và các kênh truyền thông mạng xã hội.

Phân tích nguyên nhân thất bại: Giai đoạn này giúp bạn hiểu rõ tại sao những hoạt động marketing trước đây không thành công. Bạn sẽ xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Đánh giá tình hình sản phẩm và dịch vụ: Đối với các doanh nghiệp chưa từng thực hiện marketing, cần tiến hành một phân tích sâu về sản phẩm và dịch vụ của họ. Điều này giúp xác định hướng đi cho chiến lược marketing tương lai.

Xây dựng chiến lược marketing cơ bản: Dựa trên những thông tin thu thập được, bạn có thể bắt đầu xây dựng một chiến lược marketing cơ bản, bao gồm việc xây dựng trang web, viết bài PR cho báo chí, và tạo các kênh truyền thông xã hội như Fanpage, Instagram, TikTok, để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của họ tới thị trường.

- Nghiên cứu thị trường lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động:
Tìm "lỗ hổng" trong thị trường: Thông qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể phát hiện các cơ hội tiềm năng mà nhiều thương hiệu khác đã bỏ qua. Đây có thể là những nhóm đối tượng tiềm năng mà chưa có ai nhắm đến.

Xác định vị trí trên thị trường: Bạn sẽ hiểu rõ hơn về bức tranh thị trường trong ngành mà doanh nghiệp của bạn hoạt động. Điều này giúp bạn xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường.

Nắm bắt tâm lý và hành vi của khách hàng tiềm năng: Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ những gì khách hàng tiềm năng quan tâm và mong đợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn cũng có thể nắm bắt tâm lý và hành vi của những nhóm đối tượng này.

Nghiên cứu đối thủ: Điều này giúp bạn hiểu rõ hoạt động của các đối thủ trên thị trường. Bạn có thể học hỏi từ kinh nghiệm của họ, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của họ để tối ưu hóa kế hoạch marketing của mình.

- Phân tích dữ liệu từ thị trường:
Từ những thông tin mà bạn thu thập được qua quá trình nghiên cứu thị trường, bạn có thể tìm được “chìa khóa” để xác định chiến lược tiếp thị nào có ý nghĩa nhất và sẽ mang lại kết quả tốt nhất. 

Đây cũng là giai đoạn để nhìn lại các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra. Dựa trên kết quả dó, bạn có thể cần phải sửa đổi một số mục tiêu trong chiến lược marketing của mình.

Bạn cần ghi nhớ rằng bước phân tích thị trường cần những dữ liệu thật, có độ xác đáng. Tránh việc dựa trên phán đoán vì có thể ảnh hưởng toàn bộ quá trình lên chiến lược marketing về sau.

- Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu:
Xác định đối tượng cụ thể: Dựa trên kết quả phân tích thị trường, bạn xác định nhóm đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp muốn nhắm đến. Đây là những người có khả năng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Phác họa chân dung khách hàng: Bạn tạo ra một hình ảnh rõ ràng về khách hàng mục tiêu, bao gồm thông tin như giới tính, độ tuổi, nơi sống, thu nhập, và các yếu tố khác quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về ai là người mà bạn đang muốn tiếp cận.

Mở rộng target audiences: Chiến lược marketing không chỉ nhắm vào người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, mà còn đến những người xung quanh họ. Điều này giúp bạn tiếp cận một loạt đối tượng khách hàng mục tiêu hơn, tăng cơ hội quảng bá sản phẩm và nâng cao ý thức về thương hiệu của bạn.

- Xác định ngân sách:
Để thực hiện được chiến lược marketing và đạt được tầm nhìn và mục tiêu của bạn, bạn cần xác định một ngân sách hợp lý. Việc này không nên dựa vào việc chi phí nhiều hay ít, mà cần phải căn cứ vào mục tiêu chính của chiến dịch và thị trường bạn hoạt động.

Ngân sách marketing cần phản ánh thị trường cụ thể của bạn và các hoạt động mà bạn định thực hiện. Một số ngành có thể đòi hỏi mức ngân sách lớn hơn để cạnh tranh hiệu quả.

Mặc dù không có một con số cụ thể, nhưng theo kinh nghiệm, chiến lược marketing tổng thể có thể cần từ 10-30% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể biến đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, chiến lược kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

- Xây dựng timeline kế hoạch:
Tạo timeline thực hiện trong chiến lược marketing nhằm xác định thời gian và người thực hiện cho từng bước hoạt động, cùng với việc ước tính chi phí và phương thức triển khai. Mục tiêu của việc này là đảm bảo sự điều phối và quản lý hiệu quả của toàn bộ kế hoạch. Timeline cụ thể giúp theo dõi tiến độ và chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo, đồng thời đảm bảo tuân thủ ngân sách được đề ra.

- Thiết lập quy trình đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing:
Chiến lược marketing có giá trị hay không nằm ở mức độ hiệu quả khi triển khai thực tế. Do đó đòi hỏi cả doanh nghiệp và đơn vị thực thi (agency) cần theo dõi và đánh giá kết quả liên tục. 

Theo đó,  điều quan trọng là phải đo lường kết quả theo các tiêu chuẩn đã thống nhất giữa 2 bên. Tốt nhất bạn nên theo dõi, so sánh và đánh giá hoạt động marketing định kỳ (theo tháng, tuần hoặc quý) để xem tiến độ thực hiện đã được như mục tiêu đặt ra hay chưa. 

Doanh nghiệp có thể đo lường được tiến độ và kết quả của chiến dịch qua một số công cụ phổ biến như Google Analytics để đánh giá website, Facebook Insight để đánh giá Fanpage,…

Kết
Có thể nói, các hoạt động Marketing là không thể thiếu trong quá trình phát triển của bất kỳ doanh nghiệp ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Và để có chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư không nhỏ về nguồn lực, ngân sách, thời gian,… 

Giữa muôn vàn lựa chọn, hi vọng bài viết này có thể giải đáp phần nào thắc mắc và giúp doanh nghiệp có một góc nhìn mới, lựa chọn một chiến lược phù hợp cũng như một đơn vị Marketing đồng hành trên con đường phát triển.
=====❇======❇======

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG XU HƯỚNG SỐ 

- Địa chỉ: 56 Đinh Bộ Lĩnh, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP. HCM 

- VPGD: 140B Bạch Đằng, Phường 2, Q. Tân Bình, TP. HCM 

- Điện thoại: 028.6258.9035 - 028.6258.9036

- Hotline: 0908. 442. 106

- Website: www.xhs.vn

LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Xu Hướng Số

  • Trụ sở chính: Lầu 01 đến 05, Tòa nhà 56 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Chi nhánh: 140B Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • 028.6258 9034 - 028.6258 9036
  • 028.6258 9046 (7 line)
  • contact@trenddigital.vn
  • 0908 442 106
  • www.xhs.vn
  • www.trenddigital.vn

TƯ VẤN NGAY

Click to call